KIẾN THỨC PHÁP LUẬT
  • Trang chủ
  • Văn hoá
  • Pháp luật
  • Xã hội
  • Làm đẹp
  • Sức khoẻ
  • Giáo dục
  • Giải trí
No Result
View All Result
LIÊN HỆ
Kiến Thức Pháp Luật
  • Trang chủ
  • Văn hoá
  • Pháp luật
  • Xã hội
  • Làm đẹp
  • Sức khoẻ
  • Giáo dục
  • Giải trí
No Result
View All Result
Kiến Thức Pháp Luật
No Result
View All Result

Một số  trường hợp con có chung quyền sử dụng đất với cha mẹ

Tháng Năm 5, 2022
in Pháp luật
Share on FacebookShare on Twitter
Luợt xem: 6
Khắc NiệmTác giả: Khắc Niệm

Thông thường giá đất thấp thì việc con có chung quyền sử dụng đất với cha mẹ không phải là điều bận tâm của nhiều hộ gia đình, ngược lại thì có không ít vụ tranh chấp, khởi kiện để xác định con có quyền cản trở cha mẹ chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Tùy thuộc vào thời điểm sống mà con sẽ có chung quyền sử dụng đất với cha mẹ trong những trường hợp dưới đây:

Khi con sống chung với cha mẹ

Không phải mọi trường hợp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng) cấp cho hộ gia đình là con sẽ có chung quyền sử dụng đất với cha mẹ.

Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.

Như vậy, nếu con có chung quyền sử dụng đất với cha mẹ tại thời điểm đang sống chung thì thông tin người sử dụng đất trong Giấy chứng nhận ghi là hộ “Ông” (hoặc “Bà”). Dưới đây là một số trường hợp con có chung quyền khi đang sống chung phổ biến nhất:

TT

Trường hợp

Điều kiện cụ thể

1

Được Nhà nước giao đất Phải có đủ điều kiện sau:

– Quyết định giao đất ghi là giao đất cho hộ gia đình “Ông” hoặc “Bà”.

– Sinh trước thời điểm được Nhà nước giao đất (không phụ thuộc vào độ tuổi của con).

– Đang sống chung tại thời điểm được giao đất.

2

Được Nhà nước cho thuê đất Phải có đủ điều kiện sau:

– Tiền thuê là tài sản chung của cha mẹ và con, trừ trường hợp có thỏa thuận khác (tiền là tài sản của cha mẹ nhưng cha mẹ vẫn muốn ghi là người thuê đất là hộ gia đình, trường hợp này con cũng có chung quyền sử dụng đất với cha mẹ).

– Đang sống chung tại thời điểm thuê đất.

3

Được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất (nguồn gốc đất do nhận chuyển nhượng, tặng cho, khai khoang, thừa kế nhưng chưa có sổ) Phải có đủ điều kiện sau:

– Góp tiền nhận chuyển nhượng (thực tế khó chứng minh), có công sức trong việc khai hoang, được tặng cho chung hoặc thừa kế chung.

– Đang sống chung tại thời điểm được công nhận quyền sử dụng đất (tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận).

4

Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất Phải có đủ điều kiện sau:

– Tiền nhận chuyển nhượng là tài sản của cha mẹ và con (mặc dù trên thực tế khó chứng minh).

– Đang sống chung tại thời điểm nhận chuyển nhượng.

5

Được tặng cho chung Phải có đủ điều kiện sau:

– Văn bản tặng cho ghi rõ là tặng cho chung. Nếu trước ngày 01/7/2014 việc tặng cho không bằng văn bản thì có thể hợp pháp; khi đó con sẽ có chung quyền sử dụng đất với cha mẹ nếu sinh trước thời điểm được tặng cho.

– Đang sống chung tại thời điểm được tặng cho.

6

Được thừa kế chung Phải có đủ điều kiện sau:

– Nội dung di chúc ghi người thừa kế là cha mẹ và con (thừa kế chung) hoặc được thừa kế theo pháp luật nhưng không tách thửa.

– Đang sống chung tại thời điểm mở thừa kế.

con có chung quyền sử dụng đất với cha mẹ

Khi nào con có chung quyền sử dụng đất với cha mẹ? (Ảnh minh họa)

Khi không sống chung với cha mẹ

Khi con không sống chung với cha mẹ (ra ở riêng) nếu có chung quyền tại thời điểm này thì Giấy chứng nhận sẽ không cấp cho hộ gia đình sử dụng đất mà cấp cho cá nhân (tại trang bìa của Giấy chứng nhận sẽ ghi “Ông” hoặc “Bà”, sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên…).

Hình thức có chung quyền sử dụng đất khi không sống chung phổ biến nhất là cùng góp tiền nhận chuyển nhượng (trường hợp thứ 7).

Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện”.

Như vậy, mặc dù cùng có chung quyền sử dụng đất nhưng Giấy chứng nhận được cấp sẽ khác với thời điểm đang sống chung với cha mẹ. Hay nói cách khác, nếu con và cha mẹ cùng nhau góp tiền nhận chuyển nhượng khi không sống chung thì thông tin trong Giấy chứng nhận không thể hiện mối quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng (cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi), cụ thể:

– Phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất.

– Cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận, trừ trường hợp chủ sử dụng đất có yêu cầu cấp chung 01 Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.

Kết luận: Trên đây là một số trường hợp con có chung quyền sử dụng đất với cha mẹ. Khi có chung quyền dẫn tới việc chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp phải có sự đồng ý của tất cả thành viên có chung quyền sử dụng đất bằng văn bản được công chứng, chứng thực hoặc người lập di chúc chỉ có quyền “định đoạt” đối với phần đất mà mình có quyền chứ không phải là toàn bộ thửa đất.

Mặc dù về mặt lý thuyết khá dễ chứng minh việc con có chung quyền sử dụng đất với cha mẹ nhưng trên thực tế rất phức tạp và khó xác định, nhất là việc góp tiền nhận chuyển nhượng (ví dụ: Con còn nhỏ có đóng góp gì không?) dẫn đến tranh chấp giữa cha mẹ và con.

Kim Chung(TH)

Tags: quyền sử dụng đất

Tin Liên Quan

Khi đóng đủ 20 năm BHXH rồi nghỉ hưu, người lao động nhận được những khoản tiền nào?

Khi đóng đủ 20 năm BHXH rồi nghỉ hưu, người lao động nhận được những khoản tiền nào?

Tháng Một 16, 2023

1. Trợ cấp thất nghiệp Theo Điều 49 Luật Việc làm năm 2013, người lao động đã đóng bảo hiểm...

Các con số “khủng” về du lịch dịp lễ 30/4-1/5: Có địa phương đón gần 900.000 khách, thu về 2.000 tỷ đồng

Kiến thức ngân hàng cần thiết dành cho mọi người

Tháng Một 15, 2023

Ngân hàng là gì? Các hoạt động của ngân hàng được diễn ra như thế nào? Trong nội dung bài...

Cùng Nhận diện 12 dạng vi phạm về luật tố tụng hình sự thường gặp

Cùng Nhận diện 12 dạng vi phạm về luật tố tụng hình sự thường gặp

Tháng Một 12, 2023

- Trong quá trình theo dõi công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử của Viện...

Từ ngày 15/2, số ngày nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội có thể lên đến 50 ngày

Từ ngày 15/2, số ngày nghỉ ốm hưởng bảo hiểm xã hội có thể lên đến 50 ngày

Tháng Một 6, 2023

Từ ngày 15/2, số ngày nghỉ trên giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có thể lên đến 50...

Next Post
Lễ khai mạc Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII

Lễ khai mạc Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Kiến Thức Pháp Luật

QUẢN LÝ NỘI DUNG: TRẦN TRUNG
CỐ VẤN: LUẬT SƯ ĐOÀN HƯƠNG THUỲ - 0902135244
HỖ TRỢ QUẢNG CÁO: 0983776947
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ: PHƯỜNG QUỲNH MAI - HAI BÀ TRƯNG - HÀ NỘI
ĐỊA CHỈ EMAIL: CELINACHUKI@GMAIL.COM

  • Home
  • MẸ TÔI
  • Sample Page

© 2022 Kiến Thức Pháp Luật - Cung cấp tin tức nổi bật nhất.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Văn hoá
  • Pháp luật
  • Xã hội
  • Làm đẹp
  • Sức khoẻ
  • Giáo dục
  • Giải trí

© 2022 Kiến Thức Pháp Luật - Cung cấp tin tức nổi bật nhất.