HÀ NỘI: TRƯỜNG THCS HÁT MÔN, NƠI ƯƠM MẦM ƯỚC MƠ, LÀM RẠNG DANH QUÊ HƯƠNG PHÚC THỌ

 

Hát Môn là một địa danh của lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm,  gắn liền với cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40. Hát Môn là một làng quê ở đầu nguồn sông Hát, từ xa xưa thường bị lũ lụt đe dọa, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn nhưng việc học ở đây lúc nào cũng được coi trọng. Dưới thời phong kiến có nhiều người thi đậu cử nhân, tú tài. Có người được bổ làm quan như Quận công Nguyễn Ngọc Trì, quan Huấn đạo Nguyễn Huấn, cử nhân Nguyễn Hữu Đạo… Nơi đây có nhiều di tích lịch sử văn hóa: Đền Hai Bà Trưng, phủ Quận công, chùa Bảo Lâm, quán thờ Đức Ông và Văn Chỉ (nơi thờ, tế đức Khổng Tử và ghi tên những người thi đỗ từ tú tài trở lên vào văn bia).

Cổng Tam Quan – Đền Hai Bà Trưng
Ngay từ những năm đầu thập kỷ thứ 2 của thế kỷ XX, tại vùng đất này đã có một trường quốc ngữ thu nhận học trò trong làng và các làng xã xung quanh. Sau sách mạng Tháng 8 năm 1962, Ủy ban hành chính tỉnh Sơn Tây ra quyết định thành lập trường cấp II Hát Môn (nay là Trường THCS Hát Môn). Từ đó đến nay, đã hơn 60 năm trôi qua, biết bao biến cố thăng trầm với sự đổi thay của đất nước và những bước đi của nhà trường. Biết bao thế hệ học trò đã trưởng thành, tung cánh bay đi khắp mọi miền đất nước góp phần vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc và xây dựng quê hương. Một số người đã anh dũng hy sinh trong chiến tranh chống Mỹ, nhiều người thành đạt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế…

Cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia Lễ hội truyền thống đền Hát Môn

Mái trường là ngôi nhà thứ hai, nơi trang bị cho ta hành trang tri thức bước vào đời và cũng là nơi lưu lại những dấu ấn tuổi thơ đáng nhớ nhất trong cuộc đời mỗi con người. Ở nơi đó, thầy cô là cha mẹ, bạn bè là anh em, gắn bó với nhau như ruột thịt và cùng nhau tạo nên những kỷ niệm khó phai. Trường THCS Hát Môn – Huyện Phúc Thọ – Thành Phố Hà Nội chính là một ngôi trường như thế. Với quyết tâm, nỗ lực của cô và trò trường THCS Hát Môn đã đạt được những thành tích đáng tự hào trong sự nghiệp “trồng người”.