
Nếu sống ở Hà Nội, người ta sẽ không nói “đi chơi Hồ G.ư.ơ.m / Hồ Hoàn K.i.ế.m” mà là “đi chơi Bờ Hồ”. Nhưng tại sao “Bờ Hồ” lại thành danh xưng quen thuộc của Hồ G.ư.ơ.m thì không phải ai cũng biết.
Tháp Rùa ( Ảnh Ngọc Vũ)
“Bờ” là một danh từ chung để chỉ khoảng tiếp giáp với các vùng nước như Biển, Sông, Suối, Ngòi, Rạch, Hồ, Ao… nên tiếng Việt mới có những danh từ chung như bờ biển, bờ sông, bờ hồ, bờ ao… để chỉ khoảng đất ranh giới giữa phần nước với phần đất kề cận.
Hà Nội là một vùng đất nổi tiếng với hệ thống sông, hồ, ao chằng chịt. Có thể kể tên những con sông lớn như sông Hồng, Tô Lịch, Kim Ngưu; những cái hồ lớn như hồ Tây, Trúc Bạch, Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Bảy mẫu, Ba mẫu, Thành Công… Dân cư sinh sống đông đúc trong các làng mạc 2 bên bờ các con sông và xung quanh bờ các hồ đó ở bên ngoài kinh thành Thăng Long.
Người dân thư giãn bên bờ hồ thập niên 1890, phía xa là đền Ngọc Sơn (Ảnh sưu tầm)
Trong thời P.h.á.p thuộc, từ năm 1883, người P.h.á.p Ьắt tay vào việc xây dựng các công trình và mở мαng đường phố để biến Hà Nội thành một thành phố theo kiểu các đô thị châu Âu mà lấy khu vực xung quanh hồ Hoàn K.i.ế.m làm trung tâm.
Người dân ᵭάпҺ cá trên hồ Hoàn K.i.ế.m thập niên 1890. Khu nhà lớn bên kia bờ hồ nay là UBND TP Hà Nội (Ảnh sưu tầm)
Người P.h.á.p lúc bấy giờ gọi hồ Hoàn K.i.ế.m bằng một cái tên Tây là Petit Lac, có nghĩa là “hồ bé” để ρhâп biệt với hồ Tây là Grand Lac (Hồ lớn). Bên bờ phía Tây hồ Hoàn K.i.ế.m, tính từ Bắc xuống Nam là các thôn Cổ Vũ, Khánh Thụy, Tự Tháp, Phúc Phố, Thị Vật, Tô Mộc. Bên bờ phía Nam là các thôn Vũ Thạch và Cựu Lâu. Bên bờ phía Bắc ʋòпg sang phía Đông là các thôn Thăng Bình, Hương Mính (sau đổi là Hàng Chè) và Hậu Lâu (sau đổi là Cựu Lâu). Tất cả đều thuộc huyện Thọ Xương và như vậy, hồ Hoàn K.i.ế.m lọt thỏm giữa các thôn xóm chẳng khác gì một cái ao làng khổng lồ.
Quán cóc bên Bờ Hồ thời xưa (Ảnh sưu tầm)
Tất cả làng mạc, chùa chiền xung quanh hồ Hoàn K.i.ế.m lần lượt bị ρҺά bỏ để xây dựng các cơ quan đầu пα̃σ như Tòa Đốc lý, Vườn hoa, Nhà Bank, Nhà Bưu điện, Dinh Thống sứ ở bờ Đông, Nhà thờ công giáo Saint Joseph (Nhà Thờ Lớn ngày nay) ở bờ Tây. Xung quanh hồ hình thành con đường bao, trải gạch khô ráo thuận tiện cho việc giao thông nối liền với khu phố cổ, khu nhượng địa Đồn Thủy và các khu phố Tây hình thành về sau.
Quầy hoa Bờ Hồ trước kia (Ảnh sưu tầm)
Khu vực xung quanh bờ hồ Hoàn K.i.ế.m ngày càng khang trang, đẹp đẽ, là trung tâm hành chính, kinh tế , văn hóa, vui chơi giải trí duy nhất của Hà Nội mà không thể có ở bất kỳ một khu vực bờ hồ nào khác. Cho nên đáng lẽ phải nói “đến khu vực bờ hồ Hoàn K.i.ế.m” thì người Hà Nội lại quen nói vắn tắt thành “đến Bờ Hồ”.
Ngày nay, khu vực xung quanh Hồ G.ư.ơ.m đã trở thành phố đi bộ, thu hút đông đảo người dân và du khách tới tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí (Ảnh sưu tầm)
Dần dần, người ta quen với những cụm từ như: Đi chơi Bờ Hồ, Ăn kem Bờ Hồ, Xem cineмα Bờ Hồ, Chụp ảnh Bờ Hồ, Bến tàu điện Bờ Hồ, Bưu điện Bờ Hồ, Nhà máy đèn Bờ Hồ, Bách hóa Bờ Hồ… Người Hà Nội nói riêng và cả những người sống ở Hà Nội nói chung đều hiểu rằng, nói đến “Bờ Hồ” là nói đến khu vực xung quanh bờ hồ Hoàn K.i.ế.m và không ai có thể hiểu nhầm là bờ hồ của bất kỳ cái hồ nào khác ở Thủ đô.
Trải qua nhiều chục năm, qua nhiều thế hệ người Hà Nội, danh từ chung “bờ hồ” đã trở thành danh từ riêng để chỉ hồ Hoàn K.i.ế.m. Như vậy, hồ Hoàn K.i.ế.m ngoài những cái tên như Lục Thủy, Thủy Quân, Tả Vọng, Hồ G.ư.ơ.m, còn được người Hà Nội gọi bằng một cái tên đầy trìu mến khác là: Bờ Hồ.
Trần Trung TH