Trước khi gây dựng những đế chế tỷ đô dẫn dắt nền kinh tế Việt Nam, các tỷ phú Việt phần lớn đều theo học một khối ngành mang tính đặc thù và hiện vẫn là ước mơ của các sĩ tử.
Theo thống kê của tạp chí Forbes (Mỹ), Việt Nam hiện có 6 đại diện lọt vào danh sách tỷ phú thế giới gồm Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương và Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang.
Không phải ai cũng biết, trước khi gây dựng những đế chế tỷ đô dẫn dắt nền kinh tế Việt Nam, các tỷ phú Việt phần lớn đều theo học một khối ngành mang tính đặc thù và hiện vẫn là ước mơ của các sĩ tử: Kinh tế và Kỹ thuật.
Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng: ngành kinh tế và địa chất
Người giàu nhất Việt Nam – ông Phạm Nhật Vượng thuộc tầng lớp thanh niên ưu tú những năm 1980. Thời điểm đó, thông qua mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp với các nước Đông Âu – đặc biệt là Liên Xô (cũ), Việt Nam đã gửi rất nhiều học sinh đạt thành tích học tập xuất sắc nhất sang học tập, về kinh tế – tài chính đến khoa học – kỹ thuật.
Là cựu học sinh khoá 9 (1982 – 1985) tại trường THPT Kim Liên, sau khi tốt nghiệp cấp 3, ông Vượng thi đỗ vào trường Đại học Mỏ địa chất Hà Nội. Đếnnăm 1987, nhờ thành tích xuất sắc về toán học, ông Vượng giành suất học bổng du học tại Học viện địa chất Moscow, chuyên ngành kinh tế và địa chất.

Sau khi tốt nghiệp và kết hôn với người bạn gái đại học, vợ chồng ông Vượng chuyển tới thành phố Kharkov, mở một cửa hàng ăn lấy tên Việt Nam Thăng Long. Sau đó, ông khởi nghiệp với thương hiệu mì gói Mivina, mở đầu cho hành trình gây dựng khối tài sản hàng tỷ USD cũng như Tập đoàn đa ngành lớn nhất Việt Nam – Vingroup.
Chủ tịch Hoà Phát Trần Đình Long: ngành Toán kinh tế
“Vua thép” Trần Đình Long vốn học rất giỏi môn văn và thường có tên trong đội tuyển học sinh giỏi của trường từ thời đi học. Dù vậy, ông lại theo học chuyên ngànhToán kinh tếcủa Đại học Kinh tế Quốc dân.
Đến nay, ngành học của tỷ phú “xe lu” vẫn là một trong những ước mơ của nhiều sĩ tử với điểm chuẩn là 27.15 năm 2022, tương ứng thí sinh phải đạt hơn 9 điểm/môn.
Đây là ngành học chuyên nghiên cứu về việc vận dụng toán học và việc phân tích các mô hình kinh tế, nhằm mục đích hiểu rõ hơn về các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường đầy biến động.

Chủ tịch HĐQT VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo: ngành điều khiển học kinh tế, tài chính tín dụng, quản lý kinh tế
Là người giàu thứ 1469 trên thế giới (theo thống kê thời gian thực của Forbes), trước khi có được khối tài sản lên đến 2,1 tỷ USD, Chủ tịch Nguyễn Thị Phương Thảo từng thi đỗ Đại học Ngoại thương. Nhưng sau đó, bà không học ở Việt Nam mà đi du học ở Đông Âu và được biết đến nhờ thành tích học tập xuất sắc.
Bà có 2 bằng cử nhân và 1 bằng Tiến sĩ. Bà tốt nghiệp tiến sĩ Học viện Mendeleev ngành điều khiển học kinh tế. Đồng thời nữ tỷ phú này lấy bằng cử nhân ngành tài chính tín dụng tại Học viện Thương mại Moscow và cử nhân ngành Quản lý kinh tế lao động tại trường Kinh tế quốc dân Moscow.

Trở thành nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam sau khi về nước gây dựng nên hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air, bà Thảo còn cùng với chồng là doanh nhân Thanh Hùng điều hành Sovico Group – tập đoàn hoạt động đa ngành từ hàng không, tài chính ngân hàng, năng lượng đến bất động sản.
Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh: ngành kỹ sư điện, quản trị nhân lực